Đường hư hỏng nặng
Tại khu vực trung tâm, không khó để bắt gặp hình ảnh những bạn trẻ làm nghề giao hàng liên tục vào giữa trưa. Thỉnh thoảng, họ tìm đến công viên hoặc những nơi có bóng mát để nghỉ chân, chờ "nổ" đơn tiếp theo. Hầu hết những "tài xế" này đều trang bị nhiều dụng cụ bảo hộ để chống nóng như: găng tay, khẩu trang, khăn trùm đầu, kính mát và nhất là luôn mang theo bình nước để giải khát.Kem Thủy Tạ ra mắt 2 vị kem mới tại Lễ hội 2024
Các sư sãi ở Campuchia kiến nghị đổi màu trang phục của tù nhân vì có màu khá giống với áo cà sa của họ nên dễ gây nhầm lẫn.Tờ Khmer Times ngày 21.2 đưa tin các sư sãi ở Campuchia vừa đề nghị Bộ Nội vụ nước này đổi màu trang phục của các tù nhân, do có màu cam nên nhìn giống màu vàng nghệ của áo cà sa, khiến nhiều người dễ nhầm lẫn. Thượng tọa Khim Sorn, Chủ tịch Ủy ban thư ký Hội đồng Tăng thống Phật giáo Campuchia, cho biết các nhà sư và ni cô thường mặc áo cà sa màu nâu sẫm và màu nghệ tây, được đặt tên theo loại thuốc nhuộm vải màu nghệ tây.Theo ông, các nhà sư dùng màu này vì nó tượng trưng cho ngọn lửa, biểu thị cho chân lý và giác ngộ. Tuy nhiên, màu này tương tự như màu được sử dụng trên quần áo của tù nhân, nên có thể gây nhầm lẫn cho công chúng, ông nói thêm."Tôi muốn đề xuất với Bộ trưởng Nội vụ cũng như các bộ liên quan khác xem xét việc thay đổi màu sắc đồng phục của tù nhân. Tôi muốn đề nghị tất cả các nhà tù không để tù nhân mặc quần áo có màu tương tự như áo cà sa vì các nhà sư có thể bị nhầm là tù nhân", ông nói.Gần đây, hình ảnh một nhóm tù nhân được đưa đi trên xe cảnh sát ở Phnom Penh được chia sẻ trên mạng xã hội và khiến nhiều người bị sốc. Những tù nhân này mặc đồ nhìn như đồ của sư sãi và còn cạo đầu, khiến nhiều người ban đầu tưởng họ là các nhà sư. Nhà sư Phon Pheakdey tại Campuchia cũng đề nghị Bộ trưởng Nội vụ Sar Sokha thay đổi màu quần áo tù nhân. Ông giải thích rằng vẻ ngoài của những tù nhân cạo đầu khiến những quốc gia Phật giáo khác liên tưởng các nhà sư với phạm nhân. Trung tướng Nuth Savna, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Trại giam thuộc Bộ Nội vụ Campuchia, cho biết cảnh sát đã chọn màu cam cho đồng phục của tù nhân vì lý do an ninh."Nhà chức trách sử dụng màu này vì nó sáng, rõ ràng, dễ theo dõi và màu này không được ưa chuộng lắm. Nếu một tù nhân trốn thoát, chính quyền và công chúng sẽ dễ dàng hợp tác hơn trong việc tìm kiếm và phát hiện ra tù nhân đó", ông giải thích.Bộ Nội vụ Campuchia chưa lập tức đưa ra bình luận về những kiến nghị trên.
Dahan Phương Oanh, model Hàn Quốc diễn show thời trang tôn vinh giá trị Việt
Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều thương hồ ở xóm chợ nổi miền Tây giữa dòng kênh Tẻ TP.HCM vẫn miệt mài mưu sinh, mong đón một cái tết đủ đầy.Nhiều người gọi đây là xóm chợ nổi miền Tây vì trải dài một đoạn chừng 500 m từ gầm cầu Tân Thuận 2, trên dòng kênh Tẻ dọc đường Trần Xuân Soạn, là hàng chục chiếc ghe, xuồng tụ lại thành xóm thương hồ. Đa phần, những người sinh sống trên ghe là người dân miền Tây men theo sông nước đến thành phố này, chọn kênh Tẻ làm bến đậu mưu sinh hàng chục năm. Ngày trước, chỗ này còn được biết đến là "chợ nổi Tân Thuận", tồn tại hàng chục năm. Thuở đường bộ chưa phát triển, đây là nơi giao thương "trên bến dưới thuyền" sầm uất. Dần dà, chỉ còn lác đác vài chục chiếc ghe, thương hồ mưu sinh ở đây bằng nghề bán trái cây, chủ yếu nhập từ miền Tây lên.Những ngày giáp tết, bà Trần Thị Nhi (62 tuổi) ngồi dưới chiếc ghe nhỏ của mình ở xóm thương hồ này, mặt buồn thiu ngồi nhìn những nải chuối chín đẹp mắt phía trước, nhưng vắng khách mua.Quê ở Bến Tre, tuổi già không còn sức làm nông, vợ chồng già quyết định lên đây sống trên ghe, cạnh ghe con gái bà, bán trái cây lay lắt qua ngày. Tới nay ngót nghét cũng 5 - 6 năm. TP.HCM những ngày cuối năm triều cường, những cơn mưa trái mùa bất chợt cũng làm việc buôn bán của người phụ nữ gặp khó khăn."Cuối năm, bán ế quá! Hồi trước ngồi một chỗ chờ khách, nhưng giờ ngồi là đói, nên chồng tôi dù chân yếu nhưng vẫn phải ráng gánh chuối vô mấy con hẻm gần gần khu này để bán, được đồng nào hay đồng đó để mong cuối năm đón cái tết đủ đầy hơn", bà tâm sự.Còn nhiều bà con ở quê, người phụ nữ tâm sự tết năm nay, cả gia đình bà bỏ ghe lại đây, nhờ láng giềng cạnh bên trông coi, rồi bắt xe về quê ăn tết. Tình hình năm nay buôn bán không được tốt, bà Nhi nói mình ăn tết có phần tiết kiệm, nhưng được cạnh kề bên gia đình thời điểm này cũng là cái tết trọn vẹn, với bà.Chị Kim Ly, con gái bà Nhi mấy ngày qua tạm ngưng bán trái cây như thường lệ mà về Bến Tre để chuẩn bị nhập hàng cây cảnh, hoa tết lên đây để bán. Ở chiếc ghe cạnh bên ghe của mẹ, chị cùng chồng và con gái sinh sống ở đây cũng mấy chục năm nay."Cả nhà tôi định bán xong, 29 tết là cùng nhau lên xe về quê hết. Ghe thì bỏ lại nhờ người trông coi, kế bên có hàng xóm không về. Năm nay, mong việc buôn bán những ngày cuối thuận lợi để có đồng ra đồng vào ăn tết", chị chia sẻ thêm.Cách ghe của mẹ con bà Nhi không xa, bà Hiếu (60 tuổi) cũng quê Bến Tre cũng ngồi buồn thiu với những rổ trái cây nhập từ miền Tây lên vắng khách mua. Bà tâm sự cuối năm, buôn bán ế ẩm nên tinh thần không phấn khởi.Cùng gia đình ở xóm ghe này mười mấy năm nay, bà Hiếu cho biết thời điểm trước dịch Covid-19, việc buôn bán có nhiều thuận lợi, làm ăn được. Nhưng nhiều năm nay, kinh doanh đi xuống, buôn bán ế ẩm."Tết này, tôi cũng cùng gia đình về quê 28 tết. Tôi dự định nhập thêm mớ cây cảnh bán kèm với trái cây, bán cây cảnh, hoa tết thì có lời hơn một chút. Nếu bạn được thì ăn tết cũng ngon hơn. Chắc tầm mùng 9, mùng 10 gì đó, coi tình hình buôn bán thế nào rồi lên lại sau khi về ăn tết", bà chia sẻ.Trên chiếc ghe nhỏ, bà Ái Lan (55 tuổi) sống cùng con trai. Từ quê An Giang lên TP.HCM hơn 20 năm, làm đủ thứ nghề kiếm sống, 5 năm trở lại đây, bà mới bắt đầu sống trên ghe này vì hoàn cảnh khó khăn, không kham nổi tiền trọ trên bờ. Chồng mất cách đây hơn 1 năm, một mình bà bươn chải nuôi con trai năm nay lên lớp 6. Tết năm bay, bà cũng dự định sẽ cùng con nhỏ về quê để đón tết. Với người phụ nữ, quanh năm làm ăn vất vả, ngày tết, niềm hạnh phúc là khi được đoàn viên bên cạnh những người thân yêu.
Theo đó, Jang Won Young sẽ trở thành Đại sứ thương hiệu tại Việt Nam của MALTO, dự kiến sẽ đồng hành cùng thương hiệu Malto trong chiến dịch "Shake It Off" với nhiều hoạt động sôi nổi tại Việt Nam trong năm 2025. Khi Jang Won Young đang dành rất nhiều tâm huyết để truyền đi năng lượng, tư tưởng "Lucky Vicky - hướng đến những suy nghĩ lạc quan bất kể hoàn cảnh khó khăn" cho giới trẻ toàn thế giới nói chung, Hàn Quốc nói riêng thì ở Việt Nam, MALTO - thương hiệu dành riêng cho teen Việt của Công ty cổ phần Sữa Quốc Tế LOF - một trong những tập đoàn F&B hàng đầu Việt Nam cũng nỗ lực để MALTO trở thành "Chingu" - người bạn đồng hành đáng tin cậy, để truyền cảm hứng, tiếp thêm động lực và lan tỏa giá trị tích cực giúp teen vượt qua thử thách. Sự gặp gỡ của Jang Won Young và thương hiệu MALTO chính là ở mong ước mang đến cho giới trẻ nguồn năng lượng tích cực để khám phá và phát triển bản thân. Và tất nhiên, không để fan phải thất vọng, lần gặp nhau này, Jang Won Young và MALTO mang đến cho teen Việt một chiến dịch đặc biệt được dự báo là sẽ trở thành một trào lưu sống mới của giới trẻ, chiến dịch mang tên: "Shake It Off". Lấy cảm hứng từ hành động lắc đều MALTO trước khi thưởng thức, chiến dịch "Shake It Off" của thương hiệu giúp bạn trẻ rũ bỏ những ưu phiền, thử thách. "Shake It Off" chính là một tuyên ngôn mạnh mẽ rằng ngay cả khi mọi việc không diễn ra như ý, bạn trẻ vẫn có thể chọn cách bước tiếp với một thái độ tích cực. Và với tinh thần "trân trọng mọi trải nghiệm và cảm xúc, dù lớn hay nhỏ, dù thành công hay thất bại, tất cả đều là một phần của hành trình trưởng thành. MALTO mong muốn các bạn trẻ có thể sống trọn vẹn với mọi cảm xúc, để được là chính mình, để luôn tìm thấy sự tích cực trong mọi hoàn cảnh.Với việc trở thành đại sứ thương hiệu của MALTO, Jang Won Young thêm một lần nữa lan tỏa tinh thần tích cực, hướng đến những suy nghĩ lạc quan, mạnh mẽ như thông điệp "Shake It Off"."Jang Won Young được biết đến với hệ tư tưởng Lucky Vicky - luôn hướng đến những suy nghĩ lạc quan bất kể hoàn cảnh khó khăn, nhiều thử thách. Từ sự tương đồng về giá trị sống và tinh thần tích cực đó, MALTO tin tưởng và lựa chọn Jang Won Young - idol nổi tiếng với lối sống truyền cảm hứng đến giới trẻ làm đại Đại sứ thương hiệu tại Việt Nam. Chúng tôi hy vọng lần hợp tác này sẽ tạo nên sức ảnh hưởng rộng khắp trên cả Việt Nam lẫn Hàn Quốc" - ông Bùi Hoàng Sang, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Sữa Quốc Tế LOF chia sẻ về việc kết hợp cùng Jang Won Young."Ra mắt từ khi còn ở độ tuổi teen, tôi hiểu được những áp lực cũng như mong đợi vô hình từ định kiến xã hội đặt lên vai các bạn trẻ. Chính vì thế tôi luôn nỗ lực để lan tỏa những hình ảnh cùng thông điệp tươi sáng, trở thành một người bạn đồng hành (chingu) của fan cũng như các bạn đang ở độ tuổi teen. Đây cũng điểm chung giữa tôi và MALTO - thương hiệu F&B hướng đến đối tượng tuổi teen Việt. Tôi luôn cảm nhận được sự nhiệt huyết và giàu năng lượng của các fan Việt Nam, vì thế tôi muốn cùng với MALTO được một lần đến gần với fan ở Việt Nam nhiều nhất có thể" - Jang Won Young chia sẻ về việc trở thành Đại sứ thương hiệu của MALTO tại Việt Nam.Bên cạnh chiến dịch "Shake It Off" hợp tác cùng Đại sứ thương hiệu Jang Won Young, MALTO còn tung ra loạt sản phẩm độc đáo dành riêng cho teen với hình ảnh thiết kế ấn tượng, hứa hẹn sẽ chiếm trọn trái tim của teen:Với bộ nhận diện mới, những sản phẩm sáng tạo và đa dạng, cùng sự đồng hành của ngôi sao nổi tiếng Hàn Quốc - Jang Won Young đánh dấu một kỷ nguyên mới cho MALTO - thương hiệu F&B mang tính biểu tượng của teen Việt. Trong thời gian sắp tới, MALTO sẽ tiếp tục mang đến thêm nhiều sản phẩm bùng nổ phù hợp teen Việt.Xem thêm thông tin về MALTO tại đây.
Chụp hình theo concept cổ trang thịnh hành dịp Tết Trung thu
Trong những ngày diễn ra vòng loại khu vực Đông Nam bộ giải Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III-2025 cúp THACO (TNSV THACO cup 2025), tại sân vận động Bàu Thành, huyện Long Đất, Bà Rịa – Vũng Tàu, chuyên gia bóng đá Đoàn Minh Xương luôn có mặt để theo dõi các trận đấu.Từng là một cầu thủ, HLV, giảng viên thể thao, ông Đoàn Minh Xương cho rằng trình độ đội bóng của các trường tại khu vực Đông Nam bộ còn quá chênh lệch, dẫn đến những trận đấu có rất nhiều bàn thua."Đây là lần thứ hai khu vực Đông Nam bộ tổ chức, chúng ta có 6 đội bóng tham gia. Nhìn chung nếu nói nói ra những đội có chất lượng thì chúng ta cũng có ví dụ đội Trường ĐH Công nghệ Đồng Nai, Trường ĐH Bình Dương, Trường ĐH Bà Rịa – Vũng Tàu. Tuy nhiên 3 đội bóng còn lại là Trường CĐ Công Nghệ Quốc Tế Lilama2, Trường CĐ Công nghệ và Quản trị Sonadezi, Trường ĐH Lạc Hồng, chất lượng chuyên môn của các đội này có lẽ thời gian vừa rồi các em chưa được đầu tư tập luyện tốt do đó có sự chênh lệch trình độ giữa hai nhóm đội bóng này. Các em quen chơi bóng đá mini, bóng đá sân 5, sân 7 do đó khả năng thích nghi với loại hình thi đấu 11 người các em còn bỡ ngỡ và xa lạ, do đó dẫn đến những thất bại với tỉ số nặng nề", ông nói.Tuy nhiên, vị chuyên gia bóng đá U.70 vẫn đánh giá rất cao những nỗ lực của huyện Long Đất phối hợp với Báo Thanh Niên để tổ chức vòng loại này.Ông cũng cho rằng, đây là một cơ hội tốt để địa phương có thể phát triển phong trào bóng đá học đường nhằm tìm kiếm những tài năng mới cho nền thể thao nước nhà.